PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS NAM HƯNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN CHỦ ĐỀ: NGÀY SÁCH VIỆT NAM 21/4

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo

Các em học sinh thân mến!

V.I.Lênin (1870-1924), nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã khẳng định: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Sách chính là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học và đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là một hành vi văn hóa cao đẹp. Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, thư viện là một phần của việc hình thành văn hóa đọc.

Trong buổi tuyên truyền hôm nay cô sẽ giới thiệu tới các em về sự ra đời, ý nghĩa và tầm quan trọng của Ngày sách Việt Nam 21/4 và Ngày sách và Bản quyền Thế giới 23/4. Đặc biệt sẽ giới thiệu đến các em một tấm gương trong sáng, mẫu mực  về đọc sách và vận dụng kiến thức từ sách.

 Các em thân mến!

 “Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày lễ Thánh Giooc-giơ 23/4, người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất cứ ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hồng đẹp. Sau đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi dưới nhiều hình thức. Từ năm 1995, tổ chức UNESCO đã chính thức chọn ngày 23 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Bản bản quyền thế giới. Nhận thức tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, là dịp tôn vinh người đọc và những người tham gia sáng tác, xuất bản, in, phát hành và sưu tầm, lưu giữ sách. Đồng thời, cũng là dịp đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Các em thân mến!

Ngày Sách và tôn vinh văn hóa đọc Việt Nam được lấy Ngày 21/4 – cũng là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam đó chính là cuốn “Đường Kách mệnh” tác phẩm đầu tiên bằng tiếng việt được in bởi những người thợ in VN. Trong “Đường Kách mệnh” (1927), Người chỉ rõ: “Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải Kách mệnh. (2) Vì sao Kách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử Kách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Kách mệnh thì phải làm thế nào?... Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm Kách mệnh. Người cho rằng các công nhân phải tổ chức công hội và nên “lập nơi xem sách báo” để mau chóng đi đến con đường cách mạng.

Cuốn “Đường Kách mệnh” tuy nhỏ bé, ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung cơ bản, chỉ dẫn cho Đảng ta và mỗi người cộng sản con đường, phương thức làm cách mạng, con đường, phương thức đến với quần chúng nhân dân.

Sau này, khi Cách mạng Tháng Tám thành công, với những kiến thức đồ sộ, phong phú và sâu sắc đã tích lũy, chỉ trong một thời gian ngắn, Người đã viết nên bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ. Mở đầu bản Tuyên ngôn lịch sử ấy, Hồ Chí Minh đã trích dẫn “những lẽ phải không ai chối cãi được”[3] từ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp! Để khẳng định quyền được tự do, độc lập của dân tộc và nhân dân Việt Nam.

Các em thân mến!

Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về đọc và tự học. Trong hành trình tìm đường cứu nước của mình (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đến các thư viện để đọc sách báo, đặc biệt là Thư viện quốc gia (Pháp) và Thư viện Đại học cộng sản của những người lao động Phương Đông, Thư viện Trường Quốc tế Lênin, Thư viện Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa (Liên Xô). Cứ có thời gian rảnh là Người lại đọc sách báo, thậm chí đọc đến nửa đêm. Đặc biệt là việc tự học tiếng nước ngoài của Bác. Trong bản lý lịch đại biểu dự đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7, Bác đã ghi: Biết các thứ tiếng Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga.

https://vhnt.daklak.gov.vn/CMS/Content/HOC%20TAP%20LAM%20THEO%20HO%20CHI%20MINH/Anh%202%20(3).jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đọc sách để nâng cao kiến thức, lý luận cách mạng. (Ảnh tư liệu lịch sử).

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), tại Việt Bắc, hằng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đọc sách với nhiều thể loại và từ nhiều nguồn khác nhau. Đó là sách của tác giả, của nhà xuất bản gửi biếu Người, sách của những cá nhân và tổ chức nước ngoài gửi tặng Người qua Bộ Ngoại giao hoặc các đoàn của ta đi công tác mang về… Sách báo đọc xong, Người thường gửi tới các nơi cần sử dụng. Những sách báo cần làm tư liệu, Người giữ lại, nhưng sử dụng xong lại gửi đi tới các nơi cần sử dụng.

Trong cuốn sách “Liên Xô vĩ đại” (xuất bản vào tháng 10/1957 nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Số sách vở nhiều hay là ít cũng chứng tỏ trình độ văn hoá của một dân tộc thấp hay là cao… Hiện nay mỗi năm Liên Xô xuất bản hơn 1.000 triệu quyển sách to và nhỏ bằng 122 thứ tiếng các dân tộc ở Liên Xô… Liên Xô có 392.000 thư viện... Các câu lạc bộ, nhà máy, nông trường, cơ quan, trường học nào cũng có phòng sách… gia đình nào cũng có một tủ sách”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái và có đạo đức”. Bởi vậy, sinh thời, Người đã thường xuyên kêu gọi cán bộ và nhân dân đọc sách để nâng cao kiến thức và lý luận cách mạng. Người nhận định: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”. Đặc biệt, Người nhấn mạnh: “Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc”.

 Hồ Chí Minh không chỉ đọc sách lý luận chính trị, Người quan tâm và đọc hầu như tất cả các sách về mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa - xã hội… Người đọc nhiều loại sách, đọc trong mọi hoàn cảnh, kể cả khi bị bắt, bị tù đày. Mà điển hình là tập thơ Nhật ký trong tù được viết khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi Người sang Quảng Tây, Trung Quốc để liên lạc với lực lượng cách mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hồ Chí Minh là một tấm gương trong sáng, mẫu mực về đọc và vận dụng kiến thức từ sách vở. Và chính Người đã in dấu ấn sâu đậm trong văn hóa đọc, tạo nên Văn hóa đọc Hồ Chí MInh Học tập tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thiết nghĩ cần học ngay văn hóa đọc của Người, biến việc đọc từ yêu cầu của cuộc sống trở thành nhu cầu chính đáng của mỗi người. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh cần trở thành tấm gương về văn hóa đọc.

Để hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 nhằm tôn vinh giá trị ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và “Văn hóa đọc”, khuyến khích đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong toàn trường. Sau buổi tuyên truyền hôm nay thư viện tổ chức một số hoạt động sau:

1. Tuyên truyền về sự ra đời, ý nghĩa của ngày sách Việt Nam;

2. Trưng bày, triển lãm, cùng nhau xếp sách nghệ thuật sách tại phòng đọc học sinh trên thư viện từ ngày 08/4 đến ngày 30/4/2024; 

3. Kết hợp với đoàn đội Tổ chức cuộc thi “Viết cảm nhận cuốn sách em yêu”. Sau đây cô sẽ  triển khai kế hoạch cuộc thi tới các em.

………..

Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt

Chúc các em học tập tốt,  chăm đọc sách để hoàn thiện bản thân!

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô và các em đã lắng nghe

 

XÁC NHẬN BGH

 

 

 

 

TRẦN THỊ NGÂN

Nam Hưng, ngày 01 tháng 04 năm 2024

Người lập

 

 

 

Nguyễn Thị Yến

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trong buổi tuyên truyền hôm nay cô sẽ giới thiệu tới các em về sự ra đời, ý nghĩa và tầm quan trọng của Ngày sách Việt Nam 21/4 và Ngày sách và Bản quyền Thế giới 23/4. Đặc biệt sẽ giới thiệ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 32 phút - Ngày 4 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm ngày học sinh – sinh viên Việt Nam, hôm nay thư viện giới thiệu tới các em một cuốn sách viết về tuổi thơ, của một lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới. Đó chính l ... Cập nhật lúc : 10 giờ 16 phút - Ngày 8 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và cho công cuộc ... Cập nhật lúc : 9 giờ 22 phút - Ngày 20 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 22/12 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân ta thể hiện niềm tự hào và biết ơn sâu sắc những chiến sĩ đã đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trở thành truyền thốn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 52 phút - Ngày 20 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Thầy cô và các em thân mến! Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại thôn An Mỹ , xã Bình An , huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng ... Cập nhật lúc : 7 giờ 24 phút - Ngày 24 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Để góp phần tri ân các thầy cô giáo, hòa chung trong không khí vui tươi kỷ niệm 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023), Thư viện trường THCS Nam Hưng trân trọng giới thiệu đến ... Cập nhật lúc : 9 giờ 41 phút - Ngày 8 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 2/10/2023, trường THCS Nam Hưng tổ chức Lễ phát động "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" năm 2023 với chủ đề "Xây dựng năng lực tự học trong kỉ nguyên số" ... Cập nhật lúc : 14 giờ 30 phút - Ngày 5 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Chủ đề của tuần lễ năm 2023 là “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số”. Tuần lễ học tập suốt đời năm 2023 bắt đầu từ ngày 02/10 – đến ngày 08/10/2023. Tuần lễ học tập suốt đời nhằm ti ... Cập nhật lúc : 9 giờ 42 phút - Ngày 4 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Trong buổi giới thiệu sách hôm nay thư viện xin trân trọng giới thiệu đến các em học sinh cuốn tài liệu “Giáo dục kỹ năng an toàn giao thông cho học sinh trung học” được biên soạn để cung cấ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 39 phút - Ngày 4 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân kỉ niệm 133 năm ngày sinh của Bác Hồ( 19/5/1890- 19/5/2019. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho toàn trường quyển sách nói về Bác Hồ đó là “Ánh mắt Bác Hồ” của tác giả Trần Đường do nhà ... Cập nhật lúc : 10 giờ 42 phút - Ngày 16 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Công nghệ Xây dựng nhà ở
Trách nhiệm với bản thân
Lịch sử Cách mạng tư sản Anh
Lịch sử Tự hào về truyền thống dân tộc
Lịch sử 8 B7 Cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài
Tài liệu Lịch sử địa phương Lớp 8
Tài liệu Lịch sử địa phương Lớp 7
Tài liệu Lịch sử địa phương Lớp 6
Thời khoa biẻu hoạc kỳ I năm học 2019 - 2020
Kết quả khảo sát lớp 9 ngày 13,14/4 của PGD trong toàn huyện
Kết quả khảo sát lớp 9 (PGD) Tháng 3/2017
kết quả khảo sát toàn trường tháng 11 (Toán - Văn - Anh)
Kết quả khảo sát lớp 9 lần 2 (Tháng 10)
Kết quả khảo sát lớp 9 lần 1 (Văn - Toán)
Kết quả khả sát 4 môn lớp 9 đợt 2 của PGD Nam Sách (Toàn Trường)
123